Hội thảo cân bằng sự phát triển của 2 bán cầu não

Thực tế cho thấy, có nhiều người mang khả năng vượt trội về tư duy toán học nhưng không thể hát đúng giai điệu của một bài hát và ngược lại. Đây là vấn đề xảy ra do cơ chế hoạt động của 2 bán cầu não. Vậy bán cầu não trái và bán cầu não phải chịu trách nhiệm tư duy như thế nào? Và đâu là cách để sử dụng cân bằng cả 2 bán cầu não? Cùng Unica tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của 2 bán cầu não

Bán cầu não trái

Bán cầu não trái mang tính quyết định về khả năng tư duy, phân tích và suy luận logic. Những người có khuynh hướng sử dụng thiên về bán cầu não trái sẽ nổi trội hơn người khác trong các lĩnh vực toán học, kỹ thuật và khả năng ngôn ngữ.

Đề cao tính logic và phân tích kỹ càng giúp họ luôn đưa ra quyết định một cách chính xác, có hệ thống và khả năng tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng. Đặc biệt, những người phát triển bán cầu não trái luôn tự mình đặt ra các quy định, quy luật và thực hiện mọi việc theo quy trình đúng chuẩn nhất.

Đồng thời, bán cầu não trái là đơn vị chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ các giác quan và giúp con người đưa ra lời giải phù hợp nhất. Cùng với đó khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và ứng xử xã hội cũng là vai trò không thể bỏ qua của bán cầu não trái.

Những người có bán cầu não trái phát triển nổi bật thường có suy nghĩ rất chín chắn và lý tính, họ ít khi để cảm xúc “chen chân” vào quá trình ra quyết định của mình. Vì vậy, khuynh hướng phát triển nghề nghiệp của những người phát triển bán cầu não trái thường là các nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hoặc nhà phê bình,…

2 bán cầu não

Mỗi bán cầu não giúp phát triển một kỹ năng riêng biệt

Bán cầu não phải

Những người làm nghệ thuật thường được “ví von” là “người dùng não phải” bởi khả năng cảm thụ âm nhạc và khuynh hướng nghệ thuật nổi bật trong họ. Có thể nói, bán cầu não phải là đơn vị chịu trách nhiệm về khả năng cảm nhận, cảm thụ và ghi nhớ các thông tin qua thị giác.

Những người phát triển nổi bật bán cầu não phải thường có khả năng nắm bắt và ghi nhớ đặc biệt với các hình ảnh, âm thanh và khả năng nhận định tình huống. Điều này giúp chúng ta có thể linh hoạt trong các tình huống và phát triển khả năng giao tiếp.

Họ thường bị chi phối khá nhiều bởi cảm xúc và rất khó để dự đoán những hành động của họ. Vì vậy, người có khuynh hướng phát triển thiên về bán cầu não phải thường khá hòa đồng và tốt với mọi người. Điểm nổi bật ở những người này là tư duy tích cực, họ thường có thể giữ bình tĩnh và khá bình thản trước các khó khăn.

Trong công việc, họ thường khá cảm tính và ít khi quan tâm đến vấn đề quy trình hay tiến độ. Đề cao cách làm việc dựa trên suy nghĩ cá nhân của mình, tùy hứng thay vì làm việc theo mô típ có sẵn.

Đặc biệt, họ là đối tượng có óc sáng tạo và khả năng thẩm mỹ, nghệ thuật rất cao. Vì vậy, họ thường rất giỏi trong các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật hay thể thao. Đồng thời, những người này thường có khuynh hướng tò mò và họ khá quan tâm đến các vấn đề tâm linh bí ẩn.

Đâu là cách giúp cân bằng 2 bán cầu não?

Thực tế cho thấy, trẻ em Việt Nam thường được “uốn nắn” để sử dụng tay phải để viết thay vì tay thuận của bé. Đồng thời, các môn học tại trường học hay nhu cầu của các bậc phụ huynh thường đòi hỏi khả năng sử dụng vượt trội bán cầu não trái thay vì rèn luyện tính cân bằng của 2 bán cầu não. Đó là lý do mà trẻ thường được đánh giá khả năng theo tiêu chuẩn chung của xã hội thay vì khả năng và tiềm năng của bản thân. Điều này khiến trẻ bị kìm hãm phát triển và không thể vượt qua vỏ bọc đã được dựng nên bởi tư duy của các bậc phụ huynh.

Duy trì khuynh hướng giáo dục này sẽ khiến khả năng tư duy bán cầu não phải bị mai một và dần mất đi, khiến trẻ không thể phát triển đều, đúng hướng và mang tính phụ thuộc, kìm hãm khả năng sáng tạo, tư duy linh động của mình.

Đối với trẻ, hãy bắt đầu với sở thích và tiềm năng của trẻ, từ đó phát huy và khuyến khích trẻ nâng cao khả năng của mình thay vì tư tưởng “dạy cá trèo cây”. Đồng thời, rèn luyện trẻ tư duy và phát triển đều 2 bán cầu não để nâng cao khả năng và cân bằng tư duy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *