ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

Như chúng ta đã biết, hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, hoạt động chủ yếu trong nhà trường. Trong hoạt động dạy và học, vai trò của người thầy rất quan trọng. Người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm tích cực hoá các hoạt động của HS. Muốn có học trò giỏi, trước tiên phải có người thầy dạy tốt. Chính vì thế mà đòi hỏi người thầy phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm là việc làm cần thiết.
          Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, sinh hoạt chuyên môn được tổ chức định kỳ 2 tuần/lần, nhằm: cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo bổ sung; Tổ chức học tập, dự giờ nâng cao chất lượng dạy – học theo các chuyên đề dựa trên nhu cầu của giáo viện đã xác định trong kế hoạch năm học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.Vậy nên công tác Sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học &THCS Xuân Tăng luôn được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng, và với tổ Văn, Sử, GDCD chúng tôi cũng vậy,
Để có được một buổi SHCM đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học Tổ chúng tôi đã làm tốt công tác tư tưởng cho GV, giúp mỗi GV xác định rõ:
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học. Từ đó các thành viên của tổ tham gia SHCM một cách tự giác, hào hứng, không còn sự gượng ép, nhàm chán; để có được một buổi SHCM như vậy thì :
I. Về phía cán bộ tổ:
1. Tổ trưởng Tổ chuyên môn phải xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động một cách toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực nhằm thực hiện tốt  nhiệm vụ năm học.
2. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn sát với nhiệm vụ năm học của ngành và đặc điểm của Tổ, của trường của địa phương. Kế hoạch Tổ chuyên môn phải cụ thể chi tiết theo từng tuần, từng tháng.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học phân công trách nhiệm một cách hợp lý theo năng lực, sở trường của từng thành viên trong Tổ, phát huy tối đa năng lực của GV.
4. Xây dựng nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn đa dạng và phong phú phù hợp .
II. Về phía GV: Thực hiện quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học,   giáo viên đã có nhận thức tốt và tự tin hơn trong việc đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa, lựa chọn nội dung theo hướng tinh giảm để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
– Tự giác tham gia các buổi học tập chuyên đề do nhà trường, các cấp tổ chức, đặc biệt là các buổi SHCM cấp tổ.
– Tích cực trao đổi kinh nghiệm tốt của bản thân cho đồng nghiệp cũng như mạnh dạn nêu những khó khăn mà mình gặp phải để cùng nhau tháo gỡ giải quyết.
 
 III. Về nội dung sinh hoạt TCM:
1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học(NCBH) 
Nội dung chuyên đề được lựa chọn đa dạng và xuất phát từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy. Quy mô sinh hoạt chuyên đề đa dạng.
 
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình.
Chu trình NCBH gồm 4 bước:
     – Xác định mục tiêu BH được nghiên cứu.
     – Xậy dựng kế hoạch BH.
     – Dạy và thảo luận về BHNC.
     – Suy ngẫm và tiếp tục dạy hay đặt kế hoạch điều chỉnh tiếp theo.
 2. Thảo luận để nắm vững và vận dụng vào thực tiễn công tác những văn bản chỉ đạo của nhà trường và của cấp trên.
3. Thảo luận tìm biện pháp có hiệu quả để phụ đạo học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, BDHSG, sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, cách hình thành động cơ học tập cho học sinh, kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh
4. Nghiên cứu, thảo luận  các vấn đề khó.
5. Chia sẻ kinh nghiệm
6.  Chọn những GV giàu kinh nghiệm từng lĩnh vực trao đổi với các đồng nghiệp những việc làm cụ thể của mình đã mang lại hiệu quả cao đáng ghi nhận cho các GV khác học tập, nhân rộng các gương điển hình.
7. Việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) phải bắt nguồn từ thực tế của học sinh trong giờ học.
 8. Tổ CM, GV tham gia xây dựng và nộp chủ đề dạy học trên “Trường học kết nối”.
9. Trao đổi, thảo luận: Quan niệm về ứng dụng CNTT; Ứng dụng CNTT như thế nào là phù hợp. GV tham gia nghiên cứu họ nhận thấy những thay đổi trong lớp của họ như thế nào khi ứng dụng công nghệ thông tin? Lí giải về những thay đổi đó.

IV. Những thành quả đạt được 
  – GV cập nhật đầy đủ thông tin xã hội, văn bản của cấp trên: về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; phù hợp với việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới trong thời gian tới.
– Nhiều chủ đề đã bổ sung thêm những nội dung dạy học gắn với thực tiễn  tại địa phương. Thông qua các chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã bước đầu chủ động, tự tin hơn trong việc điều chỉnh nội dung dạy học, biết cách khắc phục những chỗ chồng chéo, chưa hợp lý để áp dụng thực chất hơn, có hiệu quả hơn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
– Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề đã được xây dựng khoa học hơn. 
 – Quy mô sinh hoạt chuyên đề đa dạng.
– GV có động lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Sáng tạo trong bài dạy. 
– Tinh thần hợp tác dân chủ, cởi mở của các thành viên trong tổ nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đó tăng cường sự hiểu biết và phối hợp lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *